BAO CÁO CÔNG TÁC THAM GIA XDCQ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Ngày ký: 08/06/2018

Báo cáo công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2018

BÁO CÁO

Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng,

xây dựng chính quyền 6 tháng dầu năm 2017

 
   

 

 

Thực hiện Hướng dẫn số 60/HD-MTTQ-BTT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang hướng dẫn công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2018; Chương trình phối hợp thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Vị Thủy năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện xây dựng kế hoạch Mặt trận tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2018 đạt kết quả như sau:

  1. Kết quả thực hiện
  2. Công tác tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

1.1. Công tác tham gia xây dựng chính sách pháp luật

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp tham gia góp ý xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch theo chương trình công tác số 01/CTr-UBND ngày  28 tháng 02 năm 2018 của UBND huyện Vị Thủy.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện góp ý trực tiếp vào các báo cáo, Nghị quyết trình các kỳ họp HĐND các cấp trong huyện.

1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về các văn bản luật có hiệu lực trong  năm 2018([1])..., kết quả đã tổ chức được 328 cuộc, có trên 17.056 lượt người tham dự; tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh được 2.432 phút; toàn huyện có 32 câu lạc bộ pháp luật, 6 tháng tổ chức sinh hoạt được 98 cuộc có 5.096 lượt người dự nghe. Tổ chức tuyên truyền hình thức tập trung được 11cuộc, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.

1.3. Công tác hòa giải cơ sở

Phối hợp với Phòng Tư pháp huyện củng cố các Ban, Tổ hòa giải gồm: 10 Ban hoà giải với 118 hòa giải viên và 75 Tổ hoà giải với 557 hòa giải viên. Các Ban hòa giải, Tổ hoà giải được bồi dưỡng kỹ năng hòa giải và hoạt động từng bước đi vào nề nếp và hiệu quả; qua đó cho thấy công tác hòa giải đã tuyên truyền, giải thích, tư vấn những quy định của pháp luật hiện hành cũng như chủ trương chính sách của địa phương giúp cho Nhân dân hiểu biết pháp luật liên quan đến hoạt động hòa giải. Có 22 Câu lạc bộ với 272 cộng tác viên, trong đó: có 09 câu lạc bộ pháp luật của các xã, thị trấn; 02 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã: Vị Thủy và xã Vị Thanh; 01 câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật ở xã Vĩnh Thuận Tây; 10 câu lạc bộ các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở.

Sáu tháng đầu năm 2018, Ban hòa giải và tổ hòa giải thụ lý 89 vụ, đưa ra giải quyết 89 vụ, hòa giải thành 80 vụ, không thành  09 vụ, chuyển về trên 09 vụ, giá trị tài sản thu về cho nhân dân 108,5 triệu đồng và 1.280m2 đất. Trợ giúp pháp lý tại chổ là 46 trường hợp chủ yếu là tư vấn pháp luật, có liên quan đến các lĩnh vực như: Đất đai; hợp đồng dân sự; đăng ký hộ tịch; hôn nhân gia đình; chế độ chính sách..., phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hậu Giang đã trợ giúp pháp lý lưu động ở các xã, thị trấn được 03 cuộc, tư vấn 16 vụ, qua đó đã giúp cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật góp phần thiết thực vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của người dân.

  1. 2. Công tác giám sát và phản biện xã hội

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, thị trấn thực hiện tốt quy chế giám sát phản biện xã hội; xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát và phản biện trình cấp ủy phê duyệt, phối hợp với các ngành đoàn thể xây dựng kế hoạch liên tịch trong tổ chức giám sát và phản biện theo kế hoạch năm 2018. Thực hiện giám sát theo hình thức tổ chức đoàn giám sát có sự tham gia của tổ chức thành viên liên quan, phối hợp giám sát với các cơ quan có thẩm quyền.

2.1. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát xã hội

Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện chủ trì tổ chức 3 chương trình giám sát: (1) Giám sát công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; (2) Giám sát công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa; (3) Giám sát việc phúc tra hộ nghèo, các chương trình giám sát sẽ được thực hiện trong tháng 7/2018. Phối hợp với Ban kinh tế - xã hội của HĐND huyện giám sát về tình hình thu chi tài chính và công tác an toàn thực phẩm tại 14 điểm trường mẫu giáo, tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Phối hợp với Ban pháp chế HĐND huyện tổ chức giám sát về thi hành pháp luật đối với Tòa án nhân dân huyện

Trên cơ sở hướng dẫn của huyện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, thị trấn phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội xây dựng kế hoạch giám sát trình thường trực Đảng ủy phê duyệt nội dung và phân rõ trách nhiệm và nội dung giám sát không bị trùng lấp giữa MTTQ, các đoàn thể và Ban thanh tra nhân dân. Kế hoạch thực hiện trong năm 2018 là 20 cuộc đến nay thực hiện được 03 cuộc (Vị Đông 01, Thị trấn Nàng Mau 02).

Sáu tháng đầu năm 2018 Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn thực hiện giám sát được 05 cuộc/19 cuộc (Vị đông 01, Vị Thủy 01, Thị trấn Nàng Mau 02, Vị Thắng 01) nội dung giám sát về sửa chữa lộ giao thông nông thôn, cấp phát chế độ cho gia đình chính sách, việc xây dựng cống hỡ.

2.2. Về công tác phản biện xã hội

Thực hiện chức năng nhiệm vụ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện có văn bản gửi Văn phòng Huyện ủy và HĐND, UBND đề nghị gửi dự thảo văn bản để MTTQ tổ chức phản biện theo tinh thần Quyết định 217, nhưng không có đơn vị nào yêu cầu phản biện. Về kinh phí thực hiện công tác giám sát và phản biện của Mặt trận huyện năm 2018 được UBND huyện cấp 20 triệu đồng.

  1. Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri; phối hợp tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân

- Phối hợp với HĐND, UBND tổ chức thành công kỳ họp thứ 6 HĐND huyện cuối năm 2017; phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Vị Thủy với đại biểu HĐND các cấp sau kỳ họp cuối năm 2017, được 20 cuộc, có hơn 1.600 lượt cử tri tham dự, phát biểu hơn 150 ý kiến với gần 300 vấn đề. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện, ngành chuyên môn và địa phương trả lời, giải thích thỏa đáng. Ngoài ra còn một số kiến nghị, đề xuất của cử tri thuộc thẩm quyền cấp huyện, tỉnh, Trung ương cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp trong huyện tổng hợp phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện chủ động phối hợp giám sát và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời các ý kiến của cử tri đã kiến nghị tại các buổi tiếp xúc cử tri và các kỳ họp HĐND.  Nhìn chung các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện, ngành chuyên môn và địa phương trả lời, giải thích thỏa đáng cho cử tri.

  1. Công tác tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo

Sáu tháng đầu năm tham gia cùng đoàn liên ngành họp đối thoại, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, tiếp 25 lượt công dân, nhận 02 đơn yêu cầu. Thực hiện Thông tri số 02/TTr-MTTW-BTT ngày 12/2/2015 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “quy định và hướng dẫn việc tổ chức tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp”. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện nhận được 01 đơn phản ánh của công dân qua đường Bưu điện, phản ánh tinh thần thái độ phục vụ cán bọ địa chính xã Vĩnh Tường. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam có văn bản chuyển đơn phản ánh đến UBND xã Vĩnh Tường xác minh làm rõ và trả lời.

  1. 5. Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

- Thực hiện Quyết định 135-QĐ/TU, ngày 23/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, về ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Được sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhân 2 xã Vĩnh Tường và Vị Thanh, tổng số phiếu phát ra là 510 phiếu, thu vào là 500 phiếu, số phiếu có ý 485, với 1.564 ý kiến đóng góp vào các lĩnh vực (Trong đó: có 386 ý kiến đóng góp công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, cán bộ xã, ấp), ý kiến đóng góp trực tiếp tại 02 cuộc tiếp xúc đối thoại là 18 ý kiến trực tiếp đóng góp vào các lĩnh vực: chính sách xã hội, an ninh trật tự, sản xuất nông nghiệp, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn…các ý kiến đóng góp của người dân được lãnh đạo huyện tiếp thu ghi nhận và chỉ đạo các ngành có liên quan trả lời trực tiếp tại buổi tiếp xúc đối thoại. Những ý kiến của nhân dân đóng góp được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổng hợp, đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành có liên quan trả lời bằng văn bản để thông báo cho người dân trong thời gian sớm nhất.

- Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 07/KHLT-SNV-UBMTTQVN, ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Sở Nội vụ và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang về tổ chức bầu cử Trưởng ấp, khu vực, chỉ định Phó Trưởng ấp, khu vực nhiệm kỳ 2018 -2023; bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2018 2020. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện, phối hợp triển khai thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn, kết quả có 75 trúng cử trưởng ấp (có 01 ấp bầu lại lần 2); 80 người trúng cử thành viên Ban thanh tra nhân dân.

  1. Nhận xét chung

Được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, UBND, các ban, ngành cấp huyện và các xã, thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính quyền. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thông qua các cuộc đối thoại, họp dân định kỳ tại khu dân cư giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân nhằm thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Đồng thời, nghe ý kiến nhân dân phản ánh về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của các cấp chính quyền, hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; về đạo đức lối sống, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tuy nhiên, những ý kiến phản ánh của người dân được Mặt trận các cấp tổng hợp đề nghị các ngành chức năng có liên quan trả lời còn chậm, mang tính chất hình thức; công tác giám sát và phản biện xã hội thực hiện còn chậm so với kế hoạch.

  1. Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

- Phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Tăng cường các hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật, giám sát hoạt động cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và đại biểu dân cử. Phối hợp tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Tham gia tổ chức công tác tiếp dân; giám sát, đôn đốc các cơ quan Nhà nước giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

- Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia góp ý kiến vào các văn bản có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chủ động tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Tổ chức giám sát theo các nội dung đã được Thường trực Huyện ủy thống nhất trong năm 2018.

- Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy và các ngành có liên quan tham mưu tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị theo hướng dẫn của tỉnh.

- Phối hợp giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân, tham gia giải quyết và phối hợp giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trên đây là báo cáo công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Vị Thủy./.

 

([1]Luật Sử dụng tài sản công; Luật Du lịch; Luật Trợ giúp pháp lý; Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật Hổ trợ doanh nghiệp; Luật Ngoại thương; Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật chuyển giao công nghệ, Luật cảnh vệ; Luật đường sắt, Luật quản lý sử dụng vủ khí, vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ; Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật thủy lợi